Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Cách sử dụng Google Alerts tối đa và hiệu quả

Cách sử dụng Google Alerts tối đa và hiệu quả


Nếu các bạn thường xuyên sử dụng một số dịch vụ của Google, đặc biệt là dịch vụ Gmail và Google Analytics thì chắc hẳn đã nghe tới Google Alerts – một dịch vụ miễn phí cho phép bạn theo dõi một số kết quả tìm kiếm liên quan đến từ khóa nhất định qua email. Theo như mình được biết thì dịch vụ này không được phổ biến cho lắm với một số người dùng thông thường, đa phần nó được sử dụng cho một số chuyên gia Internet Marketing hay SEO-er. Nhưng các bạn biết không, nếu chúng ta biết cách khai thác dịch vụ này một cách tối ưu thì sẽ nhận được rất lợi ích trong việc theo dõi nội dung trên Internet dành cho tất cả mọi người. Nếu các bạn chưa biết cách khai thác triệt để những lợi ích từ nó thì sau bài viết này hy vọng bạn sẽ được trang bị thêm nhiều thủ thuật sử dụng Google Alerts.
Về cơ bản, Google Alerts rất hữu ích cho người dùng bình thường hay các doanh nghiệp. Để không phải dài dòng, mình xin liệt kê một số ví dụ điển hình để chứng minh sự hữu ích của nó.

Lợi ích từ Google Alerts

  • Theo dõi một nội dung đặc biệt một cách nhanh và an toàn nhất.
  • Hỗ trợ rất tốt để tìm kiếm khách hàng trên Internet.
  • Theo dõi các xu hướng người dùng hiệu quả để lên chiến dịch marketing.
  • Tìm kiếm các thông tin đặc biệt mỗi ngày (mã giảm giá, vé máy bay giá rẻ, máy tính đời mới…v…v..)
  • Theo dõi ý tưởng viết bài hay một ý tưởng nào đó một cách dễ dàng.
  • Theo dõi thông tin cá nhân nhạy cảm trên internet.
  • Phát hiện spam trên website rất hiệu quả.
  • Hỗ trợ SEO.
  • Theo dõi các đối thủ cạnh tranh.
Và còn rất nhiều lợi ích khác mà mình có kể tới sáng chưa chắc gì đã hết, những lợi ích của nó gần như là vô hạn, chỉ cần bạn biết cách áp dụng một cách chính xác. Nếu bạn đang lo lắng về cách sử dụng làm sao cho hiệu quả như những lợi ích mà mình đã kể ở trên thì hãy theo dõi phần dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn một số mẹo sử dụng Google Alerts tối ưu hơn.

Thủ thuật sử dụng Google Alerts

Trước khi đi vào xem mẹo sử dụng nó thì chúng ta nên làm quen với giao diện của công cụ này. Sau khi các bạn truy cập vào Google Alerts, bạn sẽ nhìn thấy một form nhập liệu như thế này.
Và đây là giải thích về một số các tùy chọn của nó.
Search query: Đây là nơi bạn nhập truy vấn tìm kiếm để theo dõi, các bạn có thể sử dụng nhữnglệnh tìm kiếm nâng cao của Google. Sự thú vị của Google Alerts là nằm ở đây, bạn sử dụng có tối ưu hay không là do cách sử dụng truy vấn tìm kiếm, mình sẽ đề cập tới nó sau.
Result type: Chọn loại nội dung của truy vấn tìm kiếm. Ví dụ như Tìm kiếm, hình ảnh, tin tức, video hoặc là tất cả.
How often: Chọn mốc thời gian mà bạn muốn nhận thông báo. Mỗi ngày hoặc gửi ngay khi có kết quả mới được cập nhật.
How many: Chọn số lượng kết quả gửi về email, bạn có thể chọn chỉ nhận các kết quả tốt nhất hoặc tất cả các kết quả liên quan đến từ khóa tìm kiếm.
Deliver to: Cuối cùng là chọn email mà bạn muốn nhận thông báo.
Thêm nữa, bạn cũng nên biết rằng bạn có thể tạo bao nhiêu alerts tùy thích và có thể quản lý nó tại trang quản lý alerts. Nào, giờ chúng ta bắt đầu vào phần chính được rồi, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một vài ví dụ sử dụng truy vấn tìm kiếm để tạo alerts dành cho một số lĩnh vực, sau khi bạn đã nắm rõ nó thì mình tin rằng bạn sẽ nghĩ ra thêm được nhiều cách sử dụng truy vấn tìm kiếm hơn nữa để áp dụng vào dịch vụ này. Bạn có thể thử nó trước bằng cách sử dụng trên trang tìm kiếm của Google.

Một số ví dụ Search query để sử dụng Google Alerts tối ưu

Danh sách này mình sẽ đưa ra một số ví dụ để gợi ý cho các bạn theo dõi một nội dung nào đó trên máy tìm kiếm hiệu quả nhất với Google Alerts, bạn có thể tự tạo ra một số truy vấn của riêng mình từ những ví dụ ở dưới. Nếu các bạn không hiểu một số lệnh đặc biệt trong truy vấn nâng cao thì hãy đọc ghi chú bên dưới.

Ghi chú lệnh tìm kiếm nâng cao:

*: Đây là lệnh hiển thị một nội dung bất kỳ vào chỗ bạn đặt dấu *. Ví dụ mình sử dụng truy vấn * tốt nhất năm 2012 thì kết quả tìm kiếm có thể trả về những kết quả như điện thoại tốt nhất năm 2012,máy tính tốt nhất năm 2012, xe máy tốt nhất năm 2012…v.v…
“từ khóa”: Đây là lệnh lọc câu trong kết quả tìm kiếm. Giả sử bạn tìm kiếm với từ khóa vé máy bay giá rẻ thì kết quả tìm kiếm có thể trả về những kết quả như vé máy bay..gewgwegew.gwegwegwe….giá…ewgwegweg.gwegwegew…..rẻ chứ nó không đứng cạnh nhau thành một câu như vé máy bay giá rẻ. Lúc này bạn chỉ cần thêm cặp dấu ngoặc kép vào truy vấn tìm kiếm là được.
OR hay |: Nghĩa là lọc một hoặc hai nội dung có trong truy vấn tìm kiếm. Giả sử bạn tìm kiếm với từ khóa máy tính OR điện thoại giá rẻ thì kết quả có thể trả về là máy tính giá rẻ hoặc điện thoại giá rẻ hoặc máy tính và điện thoại giá rẻ.
site:domain.com: Nghĩa là lệnh tìm kiếm các nội dung trong một website cố định.
intitle: Tìm kiếm trên tiêu đề website.
allintitle: Tìm kiếm trên tiêu đề website và bắt buộc tiêu đề phải có đủ các từ khóa trong truy vấn.

Thuận tiện mua sắm trên mạng

Đây là một lý do mà mình hay dùng Google Alerts, mình thường xuyên sử dụng nó để theo dõi các mã giảm giá, khuyến mãi đặc biệt hay các sản phẩm có giá tốt. Dưới đây là một số ví dụ truy vấn tìm kiếm để áp dụng vào mục đích này (đưa nó vào ô Search query, bao gồm các ký tự đặc biệt)
* khuyến mãi
vé máy bay giá rẻ
khuyến mãi tháng * năm 2012
quần áo giá dưới *
mã giảm giá cho *
“* giá cực sốc”
“* giá cực sốc” + điện thoại + laptop
* giá cực sốc” + điện thoại|laptop|thời trang nữ|quần áo

Phát hiện spam trên website

Nếu bạn là webmaster thì sẽ hiểu rằng đôi lúc sẽ gặp những tình trạng spam một cách trắng trợn (đa phần là tiếng Anh) và bạn chỉ có thể hạn chế được nó khi có mặt trong website. Với sự hỗ trợ của Google Alerts thì việc tiến hành dò tìm các nội dung đó và gửi qua email sẽ giúp bạn dễ kiểm soát hơn.
site:thachpham.com acne OR botox OR casino OR dating OR debt OR insurance OR mortgage OR paxil OR pharmacy OR phentamine OR pherimones OR poker OR porn OR OR roulette sex OR viagara OR viagra OR xxx

Tìm kiếm câu hỏi trên internet

Nếu bạn đang lên chiến dịch quảng bá thương hiệu hay tạo backlink thì bạn cần tìm một số câu hỏi có liên quan từ những người khác và để trả lời họ kèm theo liên kết của mình. Nếu bạn không có thời gian luôn túc trực trong Yahoo Answers hay Google Hỏi Đáp thì sử dụng Google Alerts cũng là một cách tốt để nhận các thông báo kết quả tìm kiếm liên quan đến các câu hỏi này. Mình đưa ra một vài ví dụ như sau:
làm sao để * điện thoại OR máy tính
khắc phục * như thế nào
cần khắc phục lỗi * trên “điện thoại OR tạo website OR máy tính”
tại sao * làm web
làm * như thế nào

Theo dõi nội dung quan tâm

Không cần áp dụng nhiều truy vấn tìm kiếm phức tạp, bạn có thể dùng Google Alerts để nhận thông báo về những kết quả tìm kiếm nổi bật cho nội dung bạn đang quan tâm. Một số ví dụ về Search query cho mục đích này
viết blog chuyên nghiệp”
“hướng dẫn nấu ăn”
“thủ thuật công nghệ”
“laptop * việt nam”

Theo dõi xu hướng của năm

Bạn là người thích xem các bài viết giới thiệu các xu hướng mới trong năm nay, hay các sản phẩm công nghệ đang hot trong thời gian hiện tại thì không nên bỏ qua Google Alerts.
* tốt nhất năm 2012
* ra mắt năm 2012
intitle:* ra mắt OR giới thiệu OR hot OR tốt nhất OR nổi bật năm 2012
allintitle:*nổi bật năm 2012
intitle:điện thoại OR máy tính OR * năm 2012

Theo dõi nội dung trong một website nhất định

Đây cũng là một công cụ giúp theo dõi những truy vấn tìm kiếm nổi bật của một website nào đó mà bạn cần theo dõi.
site:thachpham.com hướng dẫn
site:kenh14.vn lộ hàng OR “khoe” OR hở hang  :bye:

Bạn đang sử dụng Google Alerts như thế nào?

Trong bài viết này ngoài việc cho bạn thấy Google Alerts lợi ích như thế nào thì những truy vấn tìm kiếm ở trên cũng đã giúp bạn cải thiện cách tìm kiếm thông tin trên Google để hiệu quả hơn. Ở trên là những mục đích của mình để sử dụng Google Alerts, nếu bạn sẵn sàng chia sẻ thì hãy cho mọi người cùng biết bạn đang sử dụng Google Alerts như thế nào nhé.

Bạn cần ý tưởng cho lệnh tìm kiếm?

Nếu bạn đã xem hết những ví dụ trên nhưng chưa tìm ra một lệnh tìm kiếm hiệu quả để lọc nội dung trong Google Alerts thì đừng ngận ngại bày tỏ ý tưởng của bạn tại phần bình luận. Mình sẽ giúp bạn đưa ra một vài gợi ý truy vấn tìm kiếm để giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn.

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Tạo sitemap


Bước 1 : Để tạo sitemap xml cho spider truy xuất bạn có thể truy cập vào địa chỉ website : http://www.xml-sitemaps.com/
Đơn giản bạn chỉ cần nhập tên miền của bạn vào và đợi cho nó tạo ra file xml. Xong bạn up 4 file : sitemap.html , sitemap.xml, urllist.txt, ror.xml lên thư mục gốp chứa mã nguồn website của bạn.

Bước 2: Sau đó bạn truy cập vào Google webmaster Tools ( https://www.google.com/webmasters/tools/ ) để submit file sitemap.xml


Submit sitemap trong google webmaster tools

Giúp cho google lập chỉ mục website bạn nhanh hơn !

Chúc các bạn thành công !

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Cách tìm kiếm backlink .edu hoặc .gov

Backlink là một nhân tố rất quan trọng trong SEO, các SEOer vẫn thường nói Content is King, Link is Queen. Vì vậy kythuatmarketing.com sẽ đưa ra cho các bạn phương pháp tìm nguồn backlink .edu và .gov dễ dàng và nhanh chóng.
Vũ khí ở đây không gì khác chính là Google và đây là cú pháp cần thiết :
site:edu inurl:blog “post a comment” -”comments closed” -”you must be logged in”
Chúng ta sử dụng thủ thuật này để tìm ra những blog edu nổi bật. Sau đó chúng ta gửi comment chất lượng cao và chúng ta được backlinks giá trị (Pagerank tăng). Mà còn có lưu lượng truy cập trực tiếp,độc giả quan tâm về chủ đề của bạn.
Có 1 phương pháp khác nhanh hơn rất nhiều. Bạn không cần phải nhớ toàn bộ cú pháp trên, bạn có thể download phần mềm Backlink Finder Pro, nó đã tích hợp toàn bộ các cú pháp này, bạn chỉ việc điền chủ đề bạn muốn tìm, và thể loại bạn muốn tìm link, gov hay edu.

SEO Onpage hiệu quả

Phương pháp seo onpage không cần đến backlink mà từ khóa tiến triển tốt hơn cày backlink mà đặc biệt lại bền vững, tránh xa được mọi thuật toán của google.

Bước 1 : Tối ưu hóa trang cần SEO
-       Tối ưu ngoài site như ( title, description, keyword )
-      Sắp xếp chuyên mục cho hợp lý ( cố gắng đẩy keyword lên trên cao nhất của trang có thể )
-      Từ khóa hiển thị ở trang chủ rơi vào khoảng 4-7% ký tự hiển thị ở trang chủ
-      Chèn từ khóa vào thẻ Atl của hình ảnh ( có thể dung code để hiển thị ảnh )
-      Tạo những textlink về từ khóa cần seo đặt ở mục footer
-      Trong trang cần 1 từ khóa đặt thẻ <h1> và 1 từ để <h2> còn lại thì cỡ chữ mặc định.
-      Tạo sitemap chuẩn google
-      Tao fire robot.txt
-      Nhấn mạnh ( trao đổi 1 số site có PR cao hơn site mình mà có lượng trust và visit trong ngày cao ) sẽ khiến trong thời gian viết bài được index nhanh hơn.

Bước 2 : Tối ưu bài viết từng chi tiết nhỏ
-      Bài viết mở rộng của từ khóa cần seo, đặc biệt bài viết yêu cầu viết phải viết đúng chính tả và hạn chế viết tắt, tuyệt đối không nên copy từ các nguồn khác  mà hãy tư viết bài (tuy không hay nhưng chất lượng là chính )
-     Trong bài viết cố gắng đẩy từ khóa lên đầu câu.
-     Các từ khóa mở rộng hay từ khóa chính xác chúng ta nên bôi đậm hoặc nghiêng (nhằm nhấn mạnh từ khóa trong bài viết).

Bước 3 : Các link nội bộ giữ chân bot google
Liên kết nội bộ (Internal Linking) là các liên kết được xây dựng trên cùng một trang web liên kết các bài viết lại với nhau một cách chặt chẽ. Việc xây dựng liên kết nội bộ giúp SEO trở nên hiệu quả hơn và tăng thứ hạng trên các trang SERP. Cũng có thể nói rằng nó không bị ảnh hưởng bởi Panda hay Penguin như là backlink do trường hợp spam. Ngược lại, thủ thuật này còn được Google đánh giá cao nếu như bạn làm tốt và giúp trang web của bạn được index nhanh trên các công cụ tìm kiếm.

Bước 4 : Tối ưu hóa thẻ Alt và Title Image cho hình ảnh
Bot google không thể đọc được hình ảnh vậy chúng ta phải tận dụng thẻ Atl của hình ảnh mà chèn từ khóa cần seo vô đó sẽ rất tốt cho site (bài viết nào thì từ khóa của atl về từ bài viết đó ), Vì mình seo bài viết mở rộng đó chứ không phải seo cho từ chính. Chúng ta seo các từ mở rộng lên top thì từ chính sẽ lên. Còn cách đặt 1 link về từ khóa chính sẽ khiến lên rất nhanh.

Cách tăng Trust Rank cho website

Trust Rank nghĩa là Google đăt tin cậy vào một website, có thể là do website có vài năm tuổi (những website mới phải cần thời gian để chứng minh cho  google thấy chúng đáng tin cậy trước khi chúng có thứ hạng cao trong các công cụ tìm kiếm), nhiều site nổi tiêng link đến website đó, Website đó không sử dụng bất cứ kỹ thuật spam nào trước đó.
Trái lại với thuật toán tiền đề của Page Rank, Trust Rank không đơn thuần là tính số lượng link đến website mà xét đến uy tín của website đó, Trust Rank đưa ra nhằm mục đích loại bỏ spam trong kết quả search. Các SEOer làm cách nào để tăng Trust Rank cho website của bạn? Liệu có thể tác động vào chỉ số Trust Rank này hay không? Trust Rank cao có làm website cả bạn SEO dễ hơn không ?

Cách thực hiện để website bạn trở nên đáng tin cậy :
-  Tạo backlink
Yếu tố này rất quan trọng mà bạn hoàn toàn có thể can thiệp, tuy nhiên không phải bất kỳ liên kết nào cũng giúp tăng Trust Rank cho website. Chỉ những backlink chất lượng, PR cao hoặc có backlink đổ về từ các trang .gov, .edu chỉ số Trust Rank của bạn mới tăng (chỉ đang xét yếu tố backlink thôi nhé)
-  External Links/Outbound link (link tới website khác)
Website của bạn có link từ những website tương tự hay không? Website của bạn là một quốc gia cô lập mà không hề có nhiều người truy cập liên hệ qua lại với những trang khác, hay nó liên kết với một hệ thống site cùng liên quan tới cùng một lĩnh vực?
Để trả lời cho câu hỏi trên thì chúng ta cần xét đến những điểm sau : Nếu website của bạn chưa có nhiều link out ra ngoài, điều này ảnh hưởng tới chất lượng website của bạn (tìm hiểu thêm về google page rank). Ngoài ra nếu link tới các website không liên quan ngành nghề, không cùng lĩnh vực cũng là một yếu tố không tích cực khi muốn tăng Trust Rank cho website.
-  Đáp ứng các tiêu chí điều hướng
Điều hướng cũng là một yếu tố quan trọng trong website của bạn. Nó giúp người dùng dễ dàng sử dụng website, tìm kiếm đúng nội dung họ cần. Spider hoạt động dựa trên các đường liên kết, vì vậy đáp ứng đủ 15 cấp navigation website của bạn được đánh giá rất cao nhé.
-  Cố gắng kiếm nhiều link từ những trang mạng xã hội
Mức độ website của bạn được nhắc đến trên các website truyền thông đại chúng càng thường xuyên thì chứng tỏ được website của bạn có chất lượng và đáng tin cậy. Một website có độ trust cao sẽ biết cách viral nội dung của họ. Công cụ tuyên truyền tốt nhất là thông qua các mạng xã hội khác nhau, tại đó sẽ có rất nhiều những tương tác như like, share, comment như là những phiếu bầu cho website của bạn.
-  Nhiều người truy cập và thời gian ở lại website
Google có nhiều cách để thống kê website của bạn có đông lượng truy cập hay không? Và thời gian họ ghé thăm website bạn là bao lâu? – có thể sử dụng Google Analytics. Một site đông lượng truy cập sẽ là những tín hiệu tốt để đánh giá website này có uy tín hay không.
-  Cung cấp nội dung có chất lượng
Thay vì website của bạn chỉ gồm 1 trang là website tin cậy, thay vào đó website của bạn có nhiều trang chứa đựng nội dung hay, chất lượng về một chủ đề riêng biệt nào đó thì việc có được Trust Rank tốt dễ dàng hơn nhiều.
Bạn cũng có thể dễ dàng có được Trust Rank cao khi được công cụ tìm kiếm tin cậy. Nếu bạn muốn tìm ra liệu rằng website của bạn đã có tất cả các yếu tố cần để có được thứ hạng cao trên Google, Bing, Yahoo và những trang tìm kiếm khác hay chưa. Hãy phân tích website của bạn bằng công cụ kiểm tra TrustRank http://www.seomastering.com/trust-rank-checker.php
  • TrustRank > 3 là site good trust với search engines.
  • TrustRank từ 4 là very good
  • TrustRank > 5 là excellenttrust

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Google history và SEO

Google không chỉ lưu cache, Cookies đăng nhập vào máy tính của SEOER khi họ thường click tăng CTR vào keywords cần Seo mà còn lưu hành vi của bạn lên Google History, điều này lý giải tại sao có bạn bất chợt thấy từ khóa cần Seo của mình leo lên top 1 rất nhanh và khi không tin chính mắt mình nữa thì đã xóa cache, clear cookies máy… Kết quả vẫn hiện ra rất cao, nhưng khi dùng máy tính khác tại nơi khác hay dùng tool check thì thấy kết quả lại rất tệ hại

Sự thật bạn đã bị lưu History trên server của Google. Ngày trước bạn cần bấm vào Custom search disabled để tắt chức năng này nhưng hiện tại Google ra 1 chính sách Policy rõ hơn đó là History Google và họ khuyến cáo các bạn sywr dụng Google account nên đăng nhập và tắt hay bật chức năng History này

Đối với nhiều người việc tắt hay bật chẳng xi nhê gì, nhiều người lại sợ Google lưu thông tin cá nhân của mình để gây hại về sau nên cũng tắt, nhưng sự thật việc tắt History cần nhất vẫn là… Dân SEO vì chúng ta cần phải transparent càng nhiều càng tốt để kết quả SEO được chính xác nhất khi check. Tuy nhiên thao tác Disabled Custom search vẫn cần phải sử dụng khi check kết quả vì đặc tính lưu cache này của Google không cần Google account mà là lưu IP clients nên Google History chưa phải hoàn toàn tất cả. 

Người dùng Google gần đây đều nhận được một thông báo rằng Google sẽ thay đổi chính sách bảo mật vào tháng Ba tới. Trong số những điều Google sắp áp dụng, có một chính sách mà chúng ta nên để ý đó là ông trùm Internet sẽ sử dụng Lịch sử Web của bạn vào tất cả các dịch vụ của họ. Nếu không muốn quyền riêng tư của bạn bị xâm phạm, hãy xóa Lịch sử Web càng sớm càng tốt. Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn làm điều này.

Theo mặc định, nếu bạn đăng nhập vào tài khoản Google và sử dụng công cụ tìm kiếm của hãng, mọi hành động đều được ghi nhận và lưu trữ trong máy chủ bảo mật của Google History.
Để xóa tất cả những thông tin đó, đầu tiên bạn hãy truy cập địa chỉ :
Sau đó đăng nhập bằng tài khoản Google mà bạn muốn xóa.
Nhấn nút Remove all Web History.

Tiếp theo, bạn sẽ được xác nhận liệu có thực sự muốn xóa toàn bộ Lịch sử Web hay không. Nhấn OK để hoàn tất.

Công cụ theo dõi thông tin được sao chép từ website

Khi ai đó đánh dấu (highlight) hoặc copy văn bản, ảnh trên website, blog... chủ sở hữu trang đó sẽ nhận được thông báo từ công cụ Tracer, nhờ đó biết được có bao nhiêu lượt sao chép và người đọc quan tâm nhất đến nội dung nào.
Bằng cách thống kê những từ, cụm từ... được copy nhiều lần, chủ nhân blog sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn từ khóa cho các tag hoặc lên chiến lược quảng cáo website hiệu quả.
Tracer cũng là một phương tiện để tăng lượt truy cập cho site nhờ khả năng tự động bổ sung đường link gốc vào đoạn thông tin được dán lại (paste) trên blog, Twitter hoặc một website nào đó.
Trước tiên, người dùng vào trang Tynt.com, nhập địa chỉ site họ muốn theo dõi và sẽ được cung cấp đoạn script để chèn vào trang web cá nhân. Tracer đang trong giai đoạn thử nghiệm (beta).
Tham khảo video mô tả hoạt động của Tracer tại đây hoặc truy cập website Tynt để xem hướng dẫn chèn script trên các blog thuộc nền tảng Typepad, Blogpost, Wordpress...